Vina Hobby

.


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Nironken™

#1CHIẾN THUẬT MỚI CỦA MIG-17 EmptyCHIẾN THUẬT MỚI CỦA MIG-17 Tue May 01, 2012 6:51 pm

Nironken™
Nironken™
Nironken™

CHIẾN THUẬT MỚI CỦA MIG-17 ECJhW

Từ 14/2/1967 các hoạt động ném bom tăng lên đáng kể và tiếp đó 10 tháng, Mỹ cố gắng lần lượt đánh phá cơ sở công nghiệp Bắc Việt. Không may, các lần đánh phá không theo hướng một cuộc đại tấn công mà vẫn theo lối leo thang dần dần.

Cho đến lúc này, F-4 đã nhận được QRC-160 pod của riêng mình mà không phải nhờ đến loại của F-105. Mig Cap F-4 đã có thể hộ tống F-105 trên toàn bộ hành trình mà không cần phải lượn chờ ngoài khu vực SAM. Pod đã giúp làm giảm mạnh số thiệt hại do tên lửa SA-2. Từ tháng 9-12/1966, SA-2 bắn rơi 6 F-4 trong 226 lần cất cánh trong khu vực 6; Từ tháng 1-3/1967 SA-2 chỉ bắn rơi 1 F-4 trong tổng 306 lần xuất kích trong cùng một khu vực - F-105 khi bắt đầu mang QRC-160.

Tháng 2/1967 thời tiết phần lớn rất tồi, không có thiệt hại không chiến cho cả hai bên. Mig- 21 không hoạt động và có một biên đội 4 chiếc F-4 bắt đầu tuần phòng trên sân bay rình Mig cất cánh. EC-121D của Big Eye chuyển tới Udon RTAFB, cùng cơ sở với đơn vị TFV số 8, nơi tiến hành phần lớn các phi vụ chống Mig. (Ngay sau khi chuyển tới Udon, các phi vụ EC-121được đổi tên từ Big Eye sang College Eye). F-4 muốn tận dụng khả năng của EC-121 không chỉ dừng lại ở cảnh báo sớm, mà cả điều khiển Mig Cap.

Trong một vài trận giao chiến tháng 2, F-4 nhận thấy chiến thuật của Mig-17 có tiến bộ. Ngày 4/2, 4 F-4 hộ tống F-105 trên khu vực Hà Nội ở độ cao khoảng 3000 feet phát hiện 2 Mig-17 phía trước. Khi họ ngoặt tới tấn công, thì đồng thời F-4 bị tấn công bởi 2 Mig-17 từ phía sau. Cuộc tiếp chiến hoá thành đuổi bắt ở độ cao thấp với các cú ngoặt gấp; không bên nào có thể chiếm ưu thế. Cứ lúc nào F-4 tiếp cận được phía sau một Mig-17 thì nó lại bị một Mig-17 phía sau đánh bật. Khi Mig ở phía sau, F-4 sử dụng chiến thuật tiêu chuẩn là kéo cao gấp khiến Mig không thể theo được.

Trước kia, Mig-17 sẽ kéo cao theo F-4, rồi bị hụt hơi giữa chừng mà rơi xuống, khiến cho sau đó F-4 có thể ngoặt lao theo từ phía sau và phóng tên lửa. Nhưng lần này, phi công Bắc Việt đã học được chiến thuật, tránh không kéo cao theo mà giữ ở phía dưới; bằng cách đó họ đã làm mất ưu thế chiến thuật của F-4. Những chiếc F-4 trong thất vọng bắn 8 tên lửa (3 Sparow và 5 Sidewinder), nhưng không có quả nào gần đích.


MiG-17 của KQVN


Mig-17 Bắc Việt nhận thức được tiếp chiến tầm thấp làm giảm hiệu lực của cả hai loại tên lửa không đối không của Mỹ. Phân tích cho thấy độ cao tiếp chiến, đặc biệt của Mig-17, ngày càng xuống thấp rõ rệt.

Từ đây Mig-17 cố gắng dụ F-4 vào các cuộc đối đầu quần vòng tốc độ thấp. Và năm 1967 tiếp diễn, phi công Mỹ nhận thấy Mig-17 chờ đợi bằng đội hình bay vòng tròn, giống như bánh xe kéo, tại độ cao cực thấp ngay trên hầu hết các đường bay của F-105. Đội hình này cho phép Mig-17 có thể tấn công cả F- 105 đang bay vào và bay ra khỏi mục tiêu.

Bánh xe này cực kỳ hiệu quả. Mig-17 giữ khoảng cách với nhau trên chu vi đường tròn; khi F-4 cố giảm tốc và chui vào bánh xe để bắn tên lửa thì sẽ bị một Mig-17 khác tấn công từ phía sau. Nhiễu địa vật không cho phép F-4 dùng radar khoá mục tiêu; và độ cao thấp làm giảm đáng kể giới hạn bắn Aim-9b. ở 10.000 feet, Aim-9b có tầm khoảng 6000 feet và có thể bắn ở nón 40 độ phía sau mục tiêu; nhưng ở tầm tối đa giảm xuống còn 4000 feet và nón bắn co lại còn 30 độ. Giới hạn bắn hạn chế, các vòng ngoặt gấp của Mig, cộng với tín hiệu hồng ngoại từ địa vật khiến cho Aim-9 trở nên vô dụng.

Cho dù F-4 có thể tránh tấn công của Mig-17 bằng kéo cao rồi lại nhào xuống tấn công lại, nhưng thời gian không đủ để ngắm bắn tên lửa, mà F-4 thì không có can non để bắn. Mig-17 thì chỉ có cơ hội nhỏ để bắn hạ F-4 bằng may mắn hoặc tấn công bí mật, hoặc lúc F-4 giảm tốc và lượn cải bằng.

Trong khi không bắn được F-4 thì Mig-17 cũng vẫn an toàn từ F-4 và đợi các phi đội F-105 tới. Khi đội hình ném bom tới nơi, Mig-17 rời bỏ "bánh xe" để kéo cao tấn công khiến F- 105 phải vứt bom cơ động tránh và tiếp chiến quần vòng.

Thường xuyên máy bay Mỹ thấy một chiếc Mig-17 duy nhất trong khu chiến của bánh xe, và cho rằng đấy là chiếc dẫn đầu hoặc chỉ huy. Người ta tin chiếc này sẽ thông báo các Mig khác khi nào bị tấn công, và khi nào thì bật ra để công kích đội hình cường kích.

Phi công Mỹ cho rằng đội hình này cho phép không quân Bắc Việt bảo vệ được một số lớn các phi công không kinh nghiệm và một số ít các phi công cốt cán kinh nghiệm của họ.


Tháng ba trăng sớm khiến thời tiết xấu, nhưng 10/3 vẫn có leo thang lớn khi khu gang thép Thái Nguyên bị bỏ bom lần đầu tiên. Sấm Rền ngày càng gây nhiều tranh cãi, và gây phân hoá giữa quân đội và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Quân đội muốn tăng cường mức độ và giảm các hạn chế đánh phá. McNamara thì tin rằng chiến dịch đạt được kết quả, nhưng vẫn sợ phải đối đầu với Liên Xô và Trung Quốc.

Tháng 4/1967, gió mùa đông bắc kéo dài hơn thường lệ khiến thời tiết vẫn xấu. Vào ngày 18/4 trời sáng ra, bắt đầu một giai đoạn quyết liệt nhất của chiến dịch Sấm Rền.

Số lượng Mig và SAM tham chiến đạt mức kỷ lục. Các báo cáo của Mỹ cho thấy phi công Mig "quyết liệt hơn và thành thạo hơn", "chiến thuật của Mig đã chuyển biến đáng kể trong mấy tháng gần đây", và Mig thường xuyên tấn công cả F vào và F bay ra.

Những ngày SAM và ngày Mig đã qua. Nay cả SAM và Mig cùng hoạt động song song. Bắc Việt bảo vệ Mig-17 bay thấp bằng cách cắt ngòi nổ của cao xạ trên 12.000 feet và giữ Mig 17 bay thấp dưới độ cao này. SAM và cao xạ hoạt động trên 12.000 feet khiến F-4 mất hiệu lực khi dùng cách tấn công. Bánh xe Mig từ trên cao: F-4 dễ bị trúng đạn cao xạ và SAM 2.

Chiến thuật của Mỹ cũng thay đổi. Do cần nhiều bom ném vào mục tiêu hơn nên nhiều F-4 phải mang bom, giảm số lượng không đủ F-4 cho hộ tống. Vì thế, để tăng cường bảo vệ, F-105 bay thoát khỏi mục tiêu sẽ nhận nhiệm vụ tiếp theo là bảo vệ các phi đội còn lại khi họ ném bom. Khi đã ném hết bom chỉ còn lại Aim9, F-105 khá hữu ích trong chống Mig. Chiến thuật này hiệu lực tốt cho đến suốt tháng 5.

Trong 4 ngày đầu tiên sau khi thời tiết trong xanh trở lại, Mig-17 cố gắng khẳng định mình, trong khi hiếm khi Mig-21 xuất hiện. Vào ngày 19/4 một lực lượng lớn tấn công doanh trại quân đội ở Xuân Mai và một trường huấn luyện nằm dưới chân núi, cách khoảng 12 dặm về phía Tây - Tây Nam Hà Nội. Từ 19/4 cho đến hết tháng, hàng loạt các cuộc cận chiến quần vòng khiến 6 F- 105 và 1 A- 1 bị bắn rơi.

Như thường lệ, F-105 bàn tay sắt (Iron hand) đến trước để tiêu diệt bất cứ trạm SAM nào. Phi đội Kingfish đến khu vực đầu tiên và bị Mig-17 bắn rơi số 2, nhưng số 1 bắn rơi một Mig-17. Khi lực lượng ném bom bay vào khu vực, F- 105 chống Mig va chạm với một số lớn Mig-17, trong khi số 1 của phi đội Kingfish định vị 2 phi công của tổ bay số 2 đã bị rụng xuống đất và bắt đầu bay vòng quanh trên đó. Hoạt động cứu hộ bắt đầu.

Phi đội F-105 mang tên Tomahawk tấn công mục tiêu và đang bay ra chuẩn bị tiếp nhiên liệu sau trận đánh thì nghe được số 2 của phi đội Kingfish bị bắn rơi. Khi số 1 của phi đội Tomahawk tiếp cận máy bay tiếp dầu, anh ta tình nguyện quay lại để bảo vệ đội cứu hộ, nhưng phía kiểm soát cứu hộ lưỡng lự không cho phép vì phi đội Tomahawk không có thùng dầu phụ (họ đã vứt nó khi tiếp cận Mig lúc trước), nên chỉ có thể bay bảo vệ trên đầu tổ bay bị bắn rơi trong thời gian ngắn. Nhưng vì không còn máy bay nào để điều vào nhiệm vụ kiểm soát viên đành cho Tomahawk lấy đầy dầu rồi quay lại.

Khi lực lượng cứu hộ tìm đến khu vực phi công rơi, Mig-17 xuất kích tìm cách ngăn chặn, và một cuộc không chiến lớn đã xảy ra.

Lực lượng cứu hộ dẫn đầu bởi loại A-1 cánh quạt bay chậm vốn hộ tống trực thăng cứu hộ. A-1 thường bay chờ ở gần Bắc Việt vào thời gian tấn công để luôn ở vị trí tối ưu phòng khi cần hỗ trợ cứu hộ. Ngay khi có phi công bị bắn rơi, A-1 sẽ bay tới khu vực phi công nhảy dù, xác định khả năng cứu phi công dựa trên đánh giá tình hình vị trí và mức độ phòng ngự của đối phương. Sandy sẽ dẫn hướng trực thăng bay đến chỗ phi công rơi, tự tấn công địch và điều hành các phi đội khác tấn công địch ở mặt đất. Chẳng cần phải nói nhiều, phi vụ bay chậm và bay thấp như A-1 và trực thăng rất rủi ro và khó khăn. Nguy cơ càng tăng khi Bắc Việt có thể nghe được radio để biết được khi nào một phi công bị rơi và khi nào hoạt động cứu hộ bắt đầu. Do đó cứu hộ chỉ được thực hiện ngoài vùng phòng ngự mạnh, sao cho Bắc Việt chỉ có thể cản trở bằng Mig; nhưng họ lại làm thế thường xuyên, và rất hiệu quả xuyên suốt cuộc chiến.


Một vụ giải cứu phi công.


Ngày 19/4, 2 A-1 Sandy 1 và Sandy 2 đang trực chờ khi Kingfish bị rơi. A-1 hướng tới vị trí 32 dặm tây nam Hà Nội, gặp Kingfish 1 và bắt đầu tìm vị trí của phi công. Sandy 2 nhìn thấy F-105 đang cháy, và thấy một thành viên tổ bay. A-1 bắt đầu bay vòng trực ở khoảng 1000 feet và vừa mới kết thúc lượn thì Sandy 2 thấy 4 Mig-17 phía sau và hơi cao phía trên; Mig-17 chia làm 2 cặp tấn công 2 chiếc A-1. Mig-17 bắt đầu bắn ngay khi Sandy 2 thấy họ. Sandy 2 gọi "ngoặt phải", và liền ngoặt phải hướng về phía Mig. Mig bắn trượt Sandy 2, nhưng khi anh ngoặt cũng là lúc anh thấy Sandy 1 trúng đạn và quay lộn nhanh sang trái với các mảnh vỡ cánh trái rơi ra, sau đó đâm vào đỉnh núi; không có dù và tín hiệu nào bung ra.

Kingfish 1 cũng bị Mig tấn công và cảnh báo phi đội Tomahawk rằng Mig ở khắp nơi. Khi phi dội Tomahawk đang ở 20 dặm phía tây của khu vực, Kingfish 1 gọi nói rằng đã cạn dầu và phải rời khu vực hướng tới máy bay tiếp dầu. Sandy 2 cũng liên lạc thông báo Sandy 1 đã bị bắn rơi và 4 Mig-17 đang tấn công anh ta, sau đó hốt hoảng yêu cầu F-105 đến giúp. F- 105 đề nghị A-1 giữ bay thấp rồi hướng bay tới, giảm cao độ 5000 feet và tăng tốc lên 700 knots.

Mig-17 giờ đây đang bao vây Sandy 2 và lần lượt từng chiếc tấn công từ xung quanh vòng tròn. Chúng đã lao tới bắn ít nhất 5 lần trước khi Sandy 2 thấy 4 F-105 và gọi: "F-105, tôi ở 3 giờ (bên phải), sang phải, sang phải, sang phải". Sandy 2 ngoặt tiếp để tránh Mig và sau đó thấy 4 F-105 ở sau đuôi xa xa và có một Mig ở phía sau họ. Sandy 2 gọi: "F-105 ngoặt, có một Mig ở sau đuôi anh".

Phi đội Tomahawk ngoặt phải và tiếp đón một nhóm Mig ở gần phía trước mặt. Tomahawk 1, cố gắng tách Mig khỏi A-1 bằng cách dẫn cả 4 F-105 bay vào giữa các Mig, Mig tản ra khi F-105 bay xé qua đội hình. Một Mig cải bằng rồi lộn vào sau đuôi Sandy 2, nhưng Tomahawk 2 và 3 ngoặt ngay vào Mig để rồi ngay sau đó mắc vào một dây chuyền tầm thấp: Mig-17, Tomahawk 3, Mig-17, Tomahawk 4 và thêm 2 Mig nữa. Cuộc chiến chậm hẳn xuống dưới 300 knot, rất thuận lợi cho Mig nhưng cực kỳ nguy hiểm cho F-105.

Trong dây chuyền này, Tomahawk 3 bắn trúng chiếc Mig phía trước bằng can non vào cánh trái và thân sau buồng lái, nhưng khi anh ta bắt đầu bắn, Tomahawk 4 gọi "Tomah 3 ngoặt phải, Tomah 3 ngoặt phải - F-105 ngoặt phải ngay, Mig-17 đang bắn vào anh". Tomahawk 3 thấy "những quả cầu lửa da cam lớn bay trước buồng lái và quyết định đã đến lúc ngoặt phải", và lao xuống các đám mây gần đó, "hy vọng không có núi ở phía bên kia đó". Mig vẫn tiếp tục bắn khi Tomahawk 3 vào mây; khi anh ta ra khỏi mây, Mig đã bay đi.

Trong khi đó, Tomahawk 1 quay lại khu chiến và ngay lập tức thấy dây chuyền của Tomahawk 3, 4 và 4 Mig-17. Khi anh lại gần, anh thấy Tomahawk 4 bắn từ phía sau khoảng 200 feet vào chiếc Mig-17, chiếc mà đang bắn Tomahawk 3, nhưng rõ ràng bắn trượt. Một Mig nữa kéo vào sau đuôi Tomahawk 4, và Tomahawk 4 kêu "ai đó giúp tôi, tôi có một Mig ở sau đuôi và không thể tống khứ được". Tomahawk 1 giờ đây ở gần cuộc chiến và dễ dàng trượt vào sau đuôi chiếc Mig đang bắn Tomahawk 4. Anh ta bay vào 1000 feet phía sau chiếc Mig và bắn, ngay lập tức trúng vào thân sau buồng lái của chiếc Mig. Tomahawk 1quyết định thay cho Sandy 2: "Sandy, tốt hơn là anh hãy quay về, chúng tôi sắp hết dầu và không thể ở lại lâu hơn nhiều nữa". Lúc này Mig kiên quyết tấn công F-l05, Sandy 2 bắt đầu bay dọc thung lũng. Một Mig cố gắng lao tới, nhưng bị F-105 cản trở nên không thể theo kịp. Khi Sandy 2 tới bờ kia của thung lũng, anh ta thấy một khe họng hẹp và sâu, có các đỉnh núi nằm trong tầng mây khoảng 300 feet trên bề mặt nền thung lũng. Chiếc A-1 liền chui vào trong tầng mây, lần theo khe, và đi thoát an toàn; khi đó F-105 cũng rời Mig và trở về căn cứ.


Sau đó vào cuối tháng 4, F-4 của Không quân tới khu chiến trước 5 phút để "quét” Mig, sau đó bay trực giữa khu vực mục tiêu và sân bay để cắt đứt đường tiếp cận của Mig tới các phi đội ném bom. Điều này không thành công; cả radar của F-4 lẫn EC-121 không thể phát hiện được Mig bay thấp, và dẫn đường Bắc Việt đơn giản chỉ cần dẫn Mig bay vòng qua F-4 để tới đội hình ném bom. Hơn nữa, F-4 tới sớm nên sớm cạn dầu trong khi phi đội ném bom đến cuối vẫn còn đang ném bom, và quỹ đạo bay khiến F-4 phải phơi mình trước cao xạ và SAM trong một thời gian dài.

Thật không may, trong hai ngày cuối cùng của tháng 4, Mig-21 quay lại cuộc chiến và đã thể hiện ưu thế trước F-105. Vào ngày 29/4, phi đội Tia chớp gồm 4 chiếc F-105 đang trấn áp cao xạ ở một mục tiêu gần Hà Nội. Thời tiết tốt - mây rải rác với đáy mây khoảng 16.000 feet và đỉnh mây khoảng 20.000 feet. Tầm nhìn tốt (khoảng 15 dặm) . Sau khi ném bom mục tiêu, Số 1 và Số 2 tách ra tấn công 2 Mig-17 trong khi số 3 và số 4 rời khu vực. Số 3 và số 4 đang bay ra ở độ cao 18.000 feet và tốc độ 500 knots khi họ thấy một máy bay màu bạc không mang vũ khí chưa xác định được danh tính bay ra khỏi những đám mây khoảng 2 dặm phía sau họ, hơi lệch về bên trái. Chiếc máy bay này ở cùng độ cao và tiến gần rất nhanh. F-105 bắt đầu ngoặt trái vào chiếc máy bay này và vứt bỏ thùng dầu phụ. Khi lại gần, họ nhận ra đấy là một chiếc Mig-21; họ tiếp tục rẽ trái, lao xuống thấp để tăng tốc khi Mig-21 ngoặt vào sau đuôi họ.

Chiếc Mig lại gần, và số 4 cảm nhận được một cú đấm khi các viên đạn của Mig bắn trúng. Chiếc Mig bay trượt lên phía trước, và 2 chiếc F-105 nhìn vô vọng khi chiếc Mig- 21 bay lên cao, lấy lại vị trí ở khoảng 1dặm phía sau khi họ vẫn đang tiếp tục lượn vòng xuống thấp. Khi lao qua độ cao 10.000 feet, số 4 thấy chiếc Mig tiến lại gần lần nữa, rồi thấy cả bụng của chiếc Mig khi nó kéo lên bắn đón đầu. Ngay khi đó số 3 kêu đã bị trúng đạn, và lập tức phải giảm tốc độ. Thấy lửa và khói bay ra từ thân sau, số 4 kêu phi công số 3 bỏ máy bay. Số 3 vẫn tiếp tục lao xuống, rồi ngay sau đó bùng lên thành đám cháy từ cánh trái. Số 4 theo sau số 3 và vẫn tiếp tục quan sát Mig, nhưng chiếc Mig (chắc đã hết đạn) không tấn công thêm lần nữa. Ở khoảng 1000 feet, phi công số 3 nhảy dù. Số 4 thấy 2 vật thể đen bung ra từ máy bay và thấy F-l05 đârn xuống đất. Anh ta ở lại trên khu vực 2 phút, rồi khi không thấy Mig đâu, và băn khoăn về hư hỏng của chính máy bay mình, rồi rút đi.

Kết quả kiểm tra trận đánh thật gây thất vọng. Dẫn đường Bắc Việt đã đưa Mig-21 tới một vị trí tuyệt vời và Mig- 21 đã có thể đuổi đánh 2 F-105 sau khi chúng đã ném hết bom. Cái thực sự làm mất yên tâm là khác với các phi công Mig-21 trước kia, phi công Mig này đã trình diễn một khả năng đáng kể trong việc sử dụng tốc độ và ưu thế cơ động trước 2 F-105 khi thúc ép tấn công. Đó là một điềm xấu, nhưng may mắn chỉ có một F- 105 bị hạ.

Ngày tiếp theo, Mig-21 lại đánh tiếp. Tomahawk, một phi đội 4 chiếc F- 105, đang bay chống SAM hỗ trợ cho một đợt đánh phá vào ga Hà Nội. Tomahawk là phi đội đầu tiên ở khu vực khi họ nhận được cảnh báo có Mig-21. Vài phút sau, số 1 quan sát thấy số 3, một F-105F với tổ bay 2 người, đang cháy. Máy bay bùng cháy toàn bộ sau đó, tổ bay mất điều khiển. Số 1 và số 2 thấy 2 dù và nghe tiếng máy phát tín hiệu báo vị trí phi công nhảy dù, họ liền bay vòng quanh hai chiếc dù đang rơi xuống.


Phi công Mỹ bị bắt.

Lúc đấy, số 1 và số 2 nhận ra số 4 không bay cùng với họ. Không ai thấy số 4 bị trúng đạn hay nghe thấy radio. Họ cố gắng liên lạc với anh ta nhưng không có trả lời. Số 1 báo cáo về tổ bay bị bắn rơi, đồng thời nói thêm với đội tìm kiếm cứu hộ số 4 cũng có thể đã bị bắn hạ. Phân tích quân báo sau đó xác nhận cả hai chiếc F-105 đều là nạn nhân của cùng một chiếc Mig. Carbine là một trong các phi đội F-105 của lực lượng đánh phá, và sau khi trận đánh bị huỷ bỏ, 4 F-105 thiết lập bảo vệ tầng cao ở 16.000 feet trên đầu tổ bay, trong khi phi đội bốn chiếc F-105 khác bảo vệ ở tầng thấp. Khi phi đội bảo vệ tầng thấp thông báo phải rời đi để tiếp nhiên liệu, số 1 và số 2 của phi đội Carbine hạ thấp để bảo vệ tầng thấp, trong khi số 3 và 4 vẫn ở lại trên cao.

Trong khi đang ở trong quỹ đạo bay, số 4 "cảm nhận được cú xóc và một tiếng sấm" và ngay lập tức gọi số 3 ngoặt trái vì "có Mig”. Khi số 3 ngoặt trái và lao xuống, anh ta thấy 1 Mig-21 trượt ra bên trên cánh trái. Anh ngoặt lại vào chiếc Mig và khi đó thấy chiếc Mig-21 thứ 2 đang tiếp cận số 4. Cả hai F- 105 bật tăng lực và bổ nhào an toàn vào các đám mây vài ngàn feet bên dưới. Trên đường bay ra, số 3 liên tục hỏi số 4 nhiều lần có "nhìn thấy anh ta không". Mỗi lần số 4 lại khẳng định "có thấy". Sau khoảng 10 giây sau một lần hỏi như vậy, số 3 quay lại và thấy một quả cầu lửa, đó là số 4. Số 1 và số 2 gọi số 3 và báo họ thấy số 4 đang lao xuống và có một dù với một người đang vẫy tay.


Phi công Mỹ đánh giá về Mig-17 và Mig-21

Mig-21 cơ động tốt hơn so với máy bay Mỹ ở tầm cao. Tuy nhiên, khả năng vòng lượn còn tuỳ, phụ thuộc vào các yếu tố khác (như cao độ, thiết kế khí động học và các hệ thống điều khiển của máy bay). Ở cao độ cho đến 15.000 feets hạn chế khí động học khiến Mig-21 chỉ cơ động như F-4 và F-8. Nhưng ở bất cứ cao độ và tốc độ nào, Mig-21 vẫn bỏ xa F-105 về khả năng cơ động. Trong chiến dịch Sấm Rền, có 2 sự khác biệt về tính năng máy bay. Mig-17 kém hơn nhiều so với bất cứ máy bay nào của Mỹ và thực tế thiệt hại thể hiện điều này. Cho dù có dẫn đường tốt và chủ yếu tiếp cận với máy bay ném bom, nhiều Mig-17 đã bị hạ, trong khi ngược lại chỉ bắn rơi 23 máy bay Mỹ.

Nhưng, Mig-21 rõ ràng ưu việt hơn F-105: chúng bắn rơi 15 F-105 trong khi F-105 thực sự chỉ bắn rơi có mỗi một Mig-21.

Cả Mig-21 và Mig-17 đều có vấn đề về điều khiển. Mig-17 thiếu khả năng điều khiển ở tốc độ trên 400 knots và 3.5 G và Mig-21 khó cơ động ở tốc độ trên 510 knots và 210 knots, điều này đem lại thuận lợi nào đó với phi công Mỹ.

Tháng 5/1967, chiến tranh tiếp tục leo thang. Thêm nhiều mục tiêu được giới chính trị thông qua cho chiến dịch Route Package VI. Thời tiết xấu trên bầu trời mục tiêu và số lượng đánh phá gia tăng khiến Việt Nam phải di chuyển một số pháo cao xạ và SA 2 về khu vực Hà Nội.


Một bức tranh về phi vụ của F-4c Phantom II trên bầu trời Việt trì năm 1967.

Sự tăng cường không thủ khiến có những thay đổi chiến thuật. F-4C trước có nhiệm vụ đánh bom – phòng vệ (mang bom và nếu Mig tấn công sẽ vứt bom để đánh trả nay chuyển hẳn sang chống Mig - chỉ mang mỗi tên lửa đối không và không mang bom. Số lượng phi đội chống Mig hộ tống đoàn bay đánh phá tăng lên tới 8. Thêm vào đó, một vài phi đội F-105 được chuẩn bị như bay bay tiêm kích, mang Aim-9b và không mang bom, hy vọng sẽ làm Mig bất ngờ.


Sưu tầm & Tổng hợp bởi ܓܨܓNirken™ (VNH)

Cảm ơn

Báo xấu [0]

Bạn đã bấm "Cảm ơn" cho Nironken™


Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Gửi bình luận lên facebook


    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết
     







    Theo giờ GMT + 7. Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 4:14 pm.
    Powered by PunBB Version 1.4.2
    Copyright ©2000 - 2012, GNU General Public License.
    Ghi rõ nguồn VINAHOBBY.net nếu sử dụng lại các hình ảnh, bài viết,.. từ website này!

    © PunBB | Report an abuse |